Cách bài trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn

Thần tài là vị thần cai quản tài lộc, may mắn trong nhân gian. Vậy làm cách bài trí bàn thờ thần Tài như thế nào để mang lại công danh, tiền tài dồi dào cho gia chủ? Bài viết này hãy cùng Nhabandanang.com tìm nhiểu cách bài trí chuẩn phong thủy rước may mắn vào nhà nhé!

CÓ THỜ CÓ THIÊNG- CÓ KIÊNG CÓ LÀNH
Đừng xem thường phong thủy
Cách bố trí bàn thờ Thần Tài đúng chuẩn:

1. Vị trí 2 ông: Mọi người hay nghe ông bà nói “ông địa bên phải, thần tài bên trái” cho nên sẽ để giống như hình này. Bi nói sai, sai ko phải là ông bà mình sai mà là bạn hiểu sai ý ông bà. Khi thờ 2 ông thì hướng phải nhìn từ vị trí 2 ông chứ ko phải nhìn từ mình. Đồng thời trong phong thuỷ có câu: tả thanh long, hữu bạch hổ, mà mọi người cũng hay thấy ông địa ngồi trên lưng con hổ trắng và thần tài ngồi trên lưng con rồng xanh thì cũng ứng vào vị trí của 2 ông là hữu-bên phải và tả-bên trái.
💁‍♀️Hướng bàn thờ, vị trí tượng thờ là từ vị trí ngồi của các ngài nhìn ra (ngta hay nói là: toạ Bắc nhìn Nam). Còn trừ 1 vài trường hợp cực kỳ đặc biệt khi nhà của gia chủ đó quá xấu hoặc gặp vấn đề j nghiêm trọng thì Thầy mới thay đổi vị trí để trấn lại giúp gia chủ.

2. Bình bông và đĩa trái cây: Cái này là đồ chúng ta dâng lên thì phải xét từ vị trí của chúng ta. Theo thuyết Đông bình - Tây quả thì có phải là bình bông bên tay phải và đĩa trái cây bên trái ko? Đồng thời theo quan niệm dân gian thì ông địa thích ăn trái cây còn thần tài thích ngửi hương hoa.
💁‍♀️Vị trí của bình bông, đĩa trái cây phải tính theo hướng của chúng ra nhìn vào.

3. Nên thắp bao nhiêu cây nhang ở bàn thờ thần tài - thổ địa? Mọi người có biết bức liễn màu đỏ chữ vàng phía sau lưng 2 ông là gì ko? Chúng ta ko đơn giản là chỉ thờ 2 ông, 2 bức tượng chỉ là tượng trưng thôi. Nhà nào cũng có Ngũ phương ngũ thổ long thần, ngũ vị thần tài. Thần Tài - Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Và tấm liễn thờ là bài vị của tất cả các Ngài, mà Ngũ là Năm (5) cho nên khi thắp nhang 1 là chúng ta thắp 1 cây tượng trưng, 2 là thắp 5 cây đầy đủ. Còn 3 cây là thắp bàn Phật (Tam Bảo).
💁‍♀️Thắp nhang: 1 hoặc 5 cây.

4. Lễ vật cúng: Chúng ta cúng là dâng lễ lên cho các ngài về ngự để mong muốn xin 1 việc j đó thì cần nhất là sự thành tâm và kính trọng. Vậy mà con gà cúng chỉa nguyên cái phao câu vào các ngài như vậy thì thử hỏi các ngài có chứng ko?😂😂😂 Cái này ko cần Bi nói nhiều mà tự mọi người đều nhìn thấy rõ.
💁‍♀️Cách sắp lễ phải thể hiện sự tôn kính.

5. Bàn thờ ko có điểm tựa: Đây là điều căn bản nhất trong việc đặt vị trí tất cả các loại bàn thờ. Bàn thờ phải luôn được tựa vào tường, vách ngăn vững chãi và ko được có lỗ hổng sau lưng, ko dựa vào tủ đựng đồ, ko được tựa vào góc nhọn...như thế mới tụ khí và tránh hao tổn, thất thoát tiền của.
💁‍♀️Bàn thờ luôn luôn tựa vào tường hoặc vách ngăn vững chãi.

P/s: đây chỉ mới là Bi phân tích dựa vào hình bàn thờ dưới đây thôi nhé. Còn để lập 1 bàn thờ thì cần phải xem xét rất nhiều thứ nữa.

📌BÀN THỜ THẦN TÀI THỔ ĐỊA CƠ BẢN CẦN CÓ NHỮNG VẬT PHẨM SAU ĐÂY:

1. Trang thờ (phải kín phía sau và có 2 vách 2 bên hông)
2. Liễn thờ
3. Tượng Thần Tài - Thổ Địa (có thể thêm Thần Phát chính giữa).
4. Bát lư hương
5. 3 chum có nắp đậy đựng muối, gạo, trà khô (cuộc sống luôn đầy đủ, sung túc)
6. Đĩa 5 củ tỏi (hút khí xấu trong nhà, khi nào héo khô và nổi mốc nhiều thì hãy thay đĩa mới).
7. 5 chung nước (luôn luôn đầy nước)
8. Bình bông
9. Đĩa trái cây
10. Cặp tỳ hưu
11. Ông thiềm thừ
12. Đèn dầu

📌NHỮNG VẬT PHẨM CHIÊU TÀI LỘC THÊM
1. Lông công
2. Bộ đậu sung túc
3. Bộ đá ngũ hành
4. Phong thuỷ luân (thác nước phong thuỷ)
5. Bát tụ bảo
6. Cặp đồng tiền hoa mai
......

📌NGUYÊN TẮC KHI THỜ:
1. Đèn bàn thờ luôn luôn sáng 24/24 (đèn điện và đèn dầu
2. Ko được trưng đồ giả trên bàn thờ (hoa giả, trái cây giả)
3. Ko được trưng đồ héo, trái cây và hoa nếu héo phải mang xuống liền và thay đồ mới.
4. Ngày có thể lau dọn vệ sinh là 13-14-29-30 âm lịch hàng tháng (quét bụi, rút bớt chân nhang...), nếu bàn thờ nào vẫn sạch ko cần dọn vệ sinh thì cứ để yên.
5. Ko được tự ý dịch chuyển tượng 2 ông và bát lư hương (cuối năm sau khi cúng đưa các ông đi vào ngày 25 tháng Chạp rồi thì mới được vệ sinh tổng thể bàn thờ).
6. Trên đầu bàn thờ ko được để đồ vật linh tinh hoặc dơ bẩn.
7. Bàn thờ nhà nào ko phải do Thầy lập mà lỡ đặt sai mà muốn đổi lại thì phải xem ngày và cúng xin đàng hoàng nhé.
9. Phụ nữ đến ngày hành kinh ko được thắp nhang hoặc đụng vào bàn thờ.
10. Chỉ có ngày Mùng 10 tháng Giêng đầu năm là Vía Thần Tài. Còn lại thì nếu muốn cúng thì cúng vào ngày Mùng 2 - 16 âm lịch hàng tháng vì các ông cũng là Thần Thánh nhé.

Lễ vật cúng thần Tài bao gồm hoa, hương và gạo-nước-muối

Lễ vật cúng thần Tài bao gồm hoa, hương và gạo-nước-muối (Nguồn: us.eva.vn)

💥Mỗi nhà đều có Thổ Thần, các chư vị riêng cho nên khi đem bàn thờ mới hoặc đem bàn thờ từ nơi khác về cần phải Cúng để triệu thỉnh các ông về, và khai quang cho ông. Mà phép triệu thỉnh, khai quang ko phải Thầy nào cũng biết. Và ko phải cứ đem vào Chùa để đó vài ngày rồi đem về là xong đâu nhé.

Nguồn: ST