Bản đồ quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Theo báo cáo của ban Thường Vụ Thành Ủy về việc điều chỉnh quy hoạch chung của Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050, Đà Nẵng sẽ được phát triển đồng bộ từ hệ thống giao thông cho đến cơ sở hạ tầng. Đà Nẵng tập trung triển khai thêm các dự án giao thông trọng điểm đồng thời quy hoạch rõ ràng quỹ đất dành cho từng lĩnh vực khác nhau.

Quy hoạch hạ tầng giao thông TP. Đà Nẵng- giai đoạn 𝟮𝟬𝟭𝟵-𝟮𝟬𝟯𝟬️

IMG_4165.jpgDự án nút giao thông 3 tầng phía Tây cầu Trần Thị Lý (dự kiến khởi công : 𝟮/𝟵/𝟮𝟬𝟭𝟵)

Dự án nút giao thông phía Tây cầu Rồng (dự kiến khởi công : quý I/2020)

Dự án nhà ga T3 - Sân bay quốc tế Đà Nẵng (dự kiến khởi công : 2020-2021)

Dự án cảng Liên Chiểu (dự kiến khởi công : 𝟮/𝟵/𝟮𝟬𝟭𝟵)

Dự án hạ tầng các khu và các cụm công nghiệp : Hoà Nhơn, Hoà Ninh, Cẩm Lệ, công viên phần mềm số 2, khu cntt tập trung số 2 (tiến hành làm giai đoạn 2019-2025)

Dự án khơi thông sông Cổ Cò (2019-2020)

Dự án cầu Hoà Xuân giai đoạn 2, cầu Bùi Tá Hán (2019-2023)

Dự án Trung tâm Logistic Đà Nẵng (𝟮𝟬𝟭𝟵-𝟮𝟬𝟮𝟯)

Dự án các bãi đỗ xe ngầm trên địa bàn thành phố (2019-2025)

Dự án hệ thống đường thoát nước ngầm, nhà máy xử lí nước thải tại Sơn Trà và Liên Chiểu (2019-2025)

Dự án nhà máy xử lí rác thải rắn Khánh Sơn (2019-2021)

Dự án hầm vượt cho người đi bộ tại đường Võ Nguyên Giáp và đường Bạch Đằng (𝟮𝟬𝟮𝟬-𝟮𝟬𝟮𝟯)

Dự án cải tạo các cảng Tiên Sa, Sông Hàn, Sông Thu thành cảng du lịch (2020-2025)

Dự án tuyến xe bus BRT (2020-2022)

Dự án tuyến tàu điện Đà Nẵng - Hội An (𝟮𝟬𝟮𝟱-𝟮𝟬𝟯𝟬)

Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị TPĐN (2030-xxxx)

Dự án cầu mới qua sông Hàn (đang nghiên cứu)

Dự án hầm chui qua sân bay (đang nghiên cứu)

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng sẽ được chú trọng đầu tư ba bằng việc thực hiện hàng loạt các dự án xây dựng, tiêu biểu như: dự án đường vành đai phía Nam, tuyến đường sẽ được bắt đầu từ đường Trường Sa, qua quốc lộ 1A, quốc lộ 14B, nối vào tuyến đường ĐT 604 đi Hòa Phú và gặp đường Vành đai phía Tây (xuất phát từ đường Cao tốc Liên Chiểu – Dung Quốc, qua ĐT 605), đi dọc theo phía Tây thành phố, gặp đường ĐT 601, đi ngược về Hòa Liên, ra đường Cao tốc Liên Chiểu – Dung Quốc, sau đó nối đường Nguyễn Tất Thành nối dài về Trung tâm thành phố, và các tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây nối từ Quốc lộ 14B đi Sê-kông, Chăm-pa-sắc (Lào) và qua Thái Lan.

Song song với việc phát triển giao thông đường bộ là việc xây dựng hệ thống đường thủy. Theo đó, giao thông đường thủy sẽ được phát triển dọc theo sông Cổ Cò nối với thành phố Hội An, dọc theo sông Cu Đê từ Nam Ô tới Hòa Bắc.

Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Đặc biệt, dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng ra khu vực hai phường Hòa Minh, Hòa Bắc Nam quận Liên Chiểu được xem là dự án trọng điểm của thành phố. Dự án sẽ bao gồm hai phần: di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố và tái thiết khu vực nhà ga cũ nhằm đảm bảo quy hoạch chung của toàn thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Về việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm, phía trước nhà hát Trưng Vương sẽ được chọn làm ga chính, thêm vào đó là tổ chức thêm một chuyến tàu ngầm lên ngã ba Huế, tuyến tàu ngầm này sẽ được nối theo hai nhánh: 1 nhánh đi về phía Nam thành phố, 1 nhánh đi về phía quận Liên Chiểu.

Trong tương lai Đà Nẵng muốn phát triển hệ thống xe buýt nhanh BRT nhằm giảm tải áp lực giao thông cho thành phố, BRT sẽ được mở thêm tuyến đi từ Sơn Trà vào trung tâm thành phố, Sơn Trà đi Hội An, đi trung tâm thành phố, các khu công nghiệp, làng Đại Học, Bà Nà… cùng nhiều khu vực khác.. Không chỉ dừng lại ở đó, do lượng khách trong và ngoài nước đến Đà Nẵng ngày một đông chính vì thế, từ nay đến năm 2050 sân bay Đà Nẵng sẽ được chuyển thành sân bay dân dụng thuần túy với công suất hoạt động lớn hơn, đảm bảo nhu cầu di chuyển của du khách, sân bay Nước Mặn sẽ được quy hoạch thành sân bay dịch vụ du lịch.

Bên cạnh cảng Tiên Sa và Sơn Trà, cảng Liên Chiểu cũng được đầu tư xây dựng nhằm tạo ra hệ thống giao thông đường thủy đồng bộ. Ngoài ra, sẽ triển khai các dự án cầu đi bộ qua sông Hàn, cầu qua khu vực phía Tây cầu Đỏ…

Cũng theo đề án quy hoạch, Đà Nẵng sẽ quy hoạch rõ vị trí và dành quỹ đất cho các khu vực kho tàng quân sự, khu dân sự, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại và các khu đô thị…nhằm đáp ứng về quy mô dân số của thành phố. Các khu đô thị như Túy loan, Hòa Xuân, Hòa Qúy, Tuyên Sơn, Thiên Pak, Golden Hills City…đây là các khu đô thị vệ tinh của trung tâm thành phố Đà Nẵng. Sau năm 2020, nhiều khu đô thị mới khác sẽ được xây dựng, Thêm vào đó, sẽ xác định thêm vị trí của trung tâm tài chính, ngân hàng, công trình nhà hát mới của thành phố…ngoài ra sẽ nghiên cứu thêm việc trồng rừng phòng hộ, đảm bảo mật độ cây xanh cho toàn thành phố.

UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng lập hồ sơ 40 điểm nhấn kiến trúc, lưu ý chọn trước 20 điểm chính, báo cáo UBND thành phố và trình Hội đồng nhân dân thành phố thông qua để làm cơ sở cho việc quản lý sau này. Đồng thời giao Sở Nội vụ nghiên cứu quy hoạch nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho từng ngành, lĩnh vực, đáp ứng sự phát triển của thành phố theo quy hoạch chung.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2025

Quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, tài chính, dịch vụ, du lịch, …của miền Trung và Tây Nguyên, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.

Đó là nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Đà Nẵng đến 2025, quy hoạch đợt đầu đến 2015 mà Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng trong Tờ trình số 23/TTr-BXD ngày 30/3/2009.

Phạm vi điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận nội thành và huyện Hòa Vang với diện tích hơn 95.154ha (không kể huyện đảo Hoàng Sa).

Mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng như một đô thị trung tâm miền Trung và Tây Nguyên, có không gian đô thị hiện đại với bản sắc riêng, hệ thống hạ tầng đồng bộ, khai thác tối đa các lợi thế sẵn có về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển, nâng cao khả năng cạnh tranh, hướng tới mô hình đô thị bền vững.

Quy mô xây dựng đô thị là 95.154ha, trong đó diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2025 khoảng 19.500ha.

Quy mô dân số đến năm 2015 vào khoảng 1.082.000 người, trong đó dân số nội thị là 856.000, đến 2025 dân số thành phố đạt khoảng 1.500.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 1.209.000 người.

Định hướng phát triển các khu chức năng như đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh (các thị trấn, thị xã…) đảm bảo sự gắn kết đồng bộ giữa đô thị hiện hữu và khu đô thị mới. Hình thành khu vực phát triển công nghiệp, khu vực phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vùng bảo tồn môi trường thiên nhiên… Đảm bảo phát triển đô thị gắn kết với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các khu chức năng chính của thành phố bao gồm: Khu dân dụng (khu đô thị cũ, khu phát triển đô thị mới …), các khu công nghiệp, các khu trung tâm đô thị (trung tâm hành chính chính trị, trung tâm văn hóa thương mại dịch vụ, thể thao, y tế …), hệ thống các công viên cây xanh vùng bảo tồn thiên nhiên…, các khu vực an ninh quốc phòng, kết hợp với quy hoạch ngành nông nghiệp để khoanh vùng các khu vực ưu tiên sản xuất nông nghiệp gắn với quy hoạch dân cư nông thôn … Theo Bộ Xây dựng, thời gian nghiên cứu lập quy hoạch Tp. Đà Nẵng không quá 12 tháng kể từ khi Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch.

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

UBND thành phố cho biết, quy hoạch xây dựng thành phố triển khai theo hai giai đoạn, giai đoạn đầu thực hiện đến năm 2020, giai đoạn 2 thực hiện đến năm 2030

Theo đó, các chương trình và dự án ưu tiên trong giai đoạn đầu, về hạ tầng xã hội có nhà hát, thư viện; các khu du lịch tại Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, nam Hải Vân; các làng đại học tại Hòa Quý, Hòa Liên, Hòa Phong, Hòa Tiến, khu liên hợp thể thao Hòa Xuân; công viên biển Sơn Trà; sân golf Hòa Phong – Hòa Phú.
Hạ tầng kỹ thuật có mở rộng cảng Tiên Sa, cảng du lịch Sông Hàn, khơi thông sông Cổ Cò, mở rộng nhà ga hàng không, di dời nhà ga đường sắt, đường cao tốc Đà Nẵng – Dung Quốc…, xây dựng khu công nghiệp Hòa Khương.
ặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy và Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh lưu ý và chú trọng việc quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cốt lõi để xây dựng nguồn nhân lực tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị trong tương lại

Đặc biệt, Ban Thường vụ Thành ủy và Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh lưu ý và chú trọng việc quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là điều cốt lõi để xây dựng nguồn nhân lực tiếp tục tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý đô thị trong tương lại.
Theo đánh giá của UBND thành phố, đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố đến năm 2030 là phát triển cơ sở vật chất hiện đại, tạo dựng môi trường sống về giao thông, nhà ở, việc làm, vui chơi giải trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đà Nẵng trong 30 năm sau sẽ là thành phố “Đáng sống, đa dạng, hấp dẫn, thân thiện và phát triển bền vững”.